Máy tính

Điện thoại

Khoa học & Công nghệ

Thiết bị công nghệ

Portfolio

Cars Tech

» » Dành nhiều thời gian trước màn hình khiến trẻ em giảm khả năng đọc cảm xúc người khác


Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Califoria, LA (UCLA) vừa công bố nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị công nghệ đến sự phát triển thể chất, tinh thần ở trẻ em. Theo đó, trẻ em sẽ bị suy giảm khả năng đọc cảm xúc của người khác nếu dành quá nhiều thời gian để dán mắt vào màn hình và thiếu đi tương tác trực diện với những bạn bè cùng trang lứa.

Qua khảo sát trên 105 học sinh tại một trường công lập tại California, nhóm nghiên cứu đã thống kê được rằng, mỗi ngày đi học, những đứa trẻ đã sử dụng trung bình 4,5 giờ trước màn hình máy tính. Sau đó, mỗi học sinh được cho xem những bức ảnh chụp con người với đầy đủ trạng thái vui vẻ, buồn bã, tức giận hoặc sợ hãi. Mỗi học sinh được yêu cầu phải chỉ ra được cảm xúc của những người trong bức ảnh. Đồng thời, những đứa trẻ cũng được cho xem các đoạn video ngắn quay lại các biểu hiện cảm xúc của diễn viên. Tương tự, các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu mỗi học sinh mô tả lại cảm xúc của nhân vật trong đoạn video.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã đưa 1 nửa số học sinh trên đến một trại hè khoa học và thiên nhiên. Tại đây, chúng bị cấm sử dụng smartphone, xem TV hoặc sử dụng máy tính trong vòng 5 ngày. Nửa số học sinh còn lại vẫn ở trường và sinh hoạt bình thường với các thiết bị điện tử. Sau thời gian 5 ngày, toàn bộ những đứa trẻ được thực hiện lại thử nghiệm như ban đầu. Kết quả cho thấy, nhóm trẻ đã dành gần 1 tuần đi cắm trại thể hiện khả năng đọc cảm xúc của người khác chính xác hơn so với nhóm còn lại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận rằng kết quả trên vẫn chưa đảm bảo tính phổ quát. Nguyên nhân là do trong 5 ngày đi cắm trại, có thể những đứa trẻ đã nhận được một sự tác động nào đó từ thiên nhiên khiến khả năng giao tiếp được cải thiện hơn.

Dù vậy, nghiên cứu vẫn nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia cùng ngành. Chuyên gia tâm lý học Dana Klisanin cho biết: "Chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu tương tự và được thực hiện trên quy mô lớn nhằm cung cấp thông tin một cách rõ ràng và chính xác hơn. Điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ và những người làm giáo dục có thể tạo điều kiện tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ em." Giáo sư tâm lý học tại Học viện Wright cho biết: "Thời gian dành cho màn hình là thời gian không tương tác với người khác. Các kỹ năng cảm xúc được phát triển từ thực tế và não bộ cũng được phát triển thông qua các tương tác thật trong cuộc sống."

Người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư tâm lý học tại UCLA, Patricia Greenfield cho biết: "Nhiều người đang cố gắng khai thác những lợi ích từ việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông vào giáo dục. Tuy nhiên, họ không chú ý đến những mặt tiêu cực của nó. Và việc suy giảm khả năng hiểu được cảm xúc của người khác, chính là một trong những cái giá phải trả."


Theo UCLA, LS​, Tinhte

Nguyễn Toàn Trung

Welcome LCD10's technews website. LCD10 Community of Technology
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Select Menu