Máy tính

Điện thoại

Khoa học & Công nghệ

Thiết bị công nghệ

Portfolio

Cars Tech

» » » Giai đoạn đầu của thử nghiệm vắc xin Ebola trên người đã thực hiện thành công

Một nữ tình nguyện viên đang tiêm liều vắc xin thử nghiệm đầu tiên​

Vắc xin Ebola đã vượt qua bài thử nghiệm đầu tiên trên người. Đây là một tín hiệu hết sức đáng mừng trong cuộc chiến chống lại hiểm họa toàn cầu này. Dù vậy, phải mất ít nhất là vài tháng nữa thì nó mới chính thức được sử dụng rộng rãi để ngăn chặn sự bùng nổ của dịch Ebola tại Tây Phi.

Thực ra, vắc xin Ebola đã bắt đầu được nghiên cứu cách đây hơn 1 thập kỷ. Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã gắn nguyên liệu di truyền của Ebola lên một loại virus gây cúm trên tinh tinh để tạo ra vắc xin chống Ebola. Loại vắc xin này đã cho những kết quả hết sức khả quan khi tiêm chủng cho loài khỉ. Tuy nhiên, tiến trình nghiên cứu đã bị trì hoãn do những hạn chế về trình độ kỹ thuật và nguồn kinh phí. Đồng thời, các trường hợp dịch bệnh xảy ra trước đây đều được được tầm soát và cách ly một cách an toàn.

Tuy nhiên, sự bùng phát dữ dội của Ebola hiện nay, hàng loạt các tổ chức y tế trên khắp thế giới đã đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu nhằm sớm tìm được vắc xin nhằm ngăn chặn Ebola thành hiểm họa toàn cầu. Và mới đây, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ bệnh truyền nhiễm nổi tiếng Anthonu Fauci tại Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia đã hợp tác với hãng dược phẩm GlaxoSmithKline để thử nghiệm một loại vắc xin thế hệ mới.

Trong giai đoạn 1 của thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành theo dõi 20 tình nguyện viên đã được tiêm vắc xin từ tháng 9 vừa qua. 2 trong số đó có biểu hiện sốt nhẹ nhưng không trở nặng. Kết quả cho thấy, chưa tới 4 tuần sau đó, tất cả tình nguyện viên đều đã tự sản sinh ra được kháng thể Ebola. Tiếp theo, 10 người đã được tăng liều lên gấp 10 lần so và nồng độ kháng thể trong cơ thể họ cũng theo đó mà tăng lên.

Bên cạnh kháng thể của cơ thể người, các nhà nghiên cứu cũng nhanh chóng khảo sát tế bào miễn dịch CD8 T trên loài linh trưởng.Tiến sĩ Julie Ledgerwood, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã biết được rằng tế bào miễn dịch CD8 T đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các loài động vật chống lại sự lây nhiễm. Vắc xin đã làm kích hoạt loại tế bào nào trên cơ thể của 7 tình nguyện viên 2 ngày sau khi tăng liều."

Mục tiêu cuối cùng của thử nghiệm là tìm ra cách chống lại chủng Ebola ở cả Zaire và Sudan. Một số tình nguyện viên chỉ có thể sản xuất kháng thể chống lại 1trong 2 chủng Ebola nhưng phần lớn đều có thể chống lại được cả 2. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát triển thêm 2 loại vắc xin khác dành riêng cho chueng Ebola ở Zaire. Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ dùng loại vắc xin này để giúp các bệnh nhân tại vùng dịch vào tháng Giêng sắp tới.

Nguyễn Toàn Trung

Welcome LCD10's technews website. LCD10 Community of Technology
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Select Menu