Máy tính

Điện thoại

Khoa học & Công nghệ

Thiết bị công nghệ

Portfolio

Cars Tech

» » Tìm ra hành tinh giống Trái Đất về kích thước và khối lượng nhưng nóng hơn 2000 độ


 Hôm thứ 4, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một hành tinh có khối lượng và kích thước tương tự Trái Đất. Hành tinh được cho là có cấu tạo gồm đá và sắt hiện đang di chuyển trên quỹ đạo quanh một ngôi sao cách chúng ta 700 năm ánh sáng tại chòm sao Cygnus. Tuy nhiên, các nhà thiên văn không kỳ vọng là sẽ có một Trái Đất 2.0 tại đây.

Josh Winn - phó giáo sư vật lý tại MIT đồng thời là thành viên của viện nghiên cứu vật lý học thiên thể & không gian Kavli cho biết: "Nó giống Trái Đất về mặt kích thước và khối lượng nhưng lại nóng hơn Trái Đất 2000 độ. Việc phát hiện ra hành tinh này là một bước tiến trên con đường tìm hiểu về những hành tinh thật sự giống Trái Đất."

Hành tinh nói trên được đặt tên là Kepler 78b. Nó chỉ mất 8,5 giờ để quay hết 1 vòng quanh sao chủ trong khi quỹ đạo của Trái Đất quanh Măt Trời mất 8.765,81 giờ hay 365 ngày. Hoạt động của Kepler 78b đã được nhóm thiên văn phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 8 vừa qua.

Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó tiết lộ nhiều điều bất ngờ về Kepler 78b. Khối lượng của hành tinh này bằng 1,7 lần Trái Đất nhưng bề măt lại có nhiệt độ nóng như thiêu đốt và điều này cũng có nghĩa sự sống khó có khả năng tồn tại.

Việc phát hiện các hành tình trong không gian liên sao là một thử thách lớn. Để tìm được Kepler 78b, nhóm các nhà thiên văn đã phân tích ánh sáng phát ra từ ngôi sao chủ khi hành tinh bay cắt mặt hoặc dịch chuyển. Các nhà nghiên cứu nhận biết sự chuyển dịch của hành tinh mỗi khi ngôi sao trở nên tối đi và đo mức độ giảm sáng để xác định kích thước của hành tinh. Hành tinh càng lớn thì nó càng chắn nhiều ánh sáng.

Để đo khối lượng của hành tinh, nhóm nghiên cứu đã theo dõi chuyển động của ngôi sao chủ. Tùy thuộc vào khối lượng, hành tinh có thể gây ra một lực hút hấp dẫn về phía ngôi sao. Chuyển động sao có thể được phát hiện dưới dạng một rung động nhẹ, được biết đến với tên gọi hiệu ứng Doppler hay dịch chuyển Doppler.

Josh Winn và các công sự đã tìm cách đo sự dịch chuyển Doppler của Kepler 78b bằng cách phân tích những hình ảnh quan sát thu được tại đài quan sát Keck ở Hawaii - một trong những kính thiên văn lớn nhất trên thế giới. Nhóm đã phân tích dữ liệu độ sáng của sao ghi lại trong vòng 8 ngày liên tục. Mặc dù đã sử dụng những kính thiên văn tối tân nhất nhưng tín hiệu từ ngôi sao vẫn rất mờ nhạt khiến công tác phân tích trở nên rất khó khăn.


Theo: Fox New, Tinhte

Nguyễn Toàn Trung

Welcome LCD10's technews website. LCD10 Community of Technology
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Select Menu