Máy tính

Điện thoại

Khoa học & Công nghệ

Thiết bị công nghệ

Portfolio

Cars Tech

» » Kính thiên văn VLT phát hiện ngôi sao vàng khổng lồ với đường kính gấp 1300 lần Mặt Trời


Kính thiên văn Very Large Telescope (VLT) thuộc đài quan sát không gian châu ÂU (ESO) đã vừa phát hiện ra một ngôi sao vàng có kích thước khổng lồ với đường kính gấp 1.300 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Ngôi sao này là một phần của hệ sao đôi và bay quanh nó là một ngôi sao nhỏ hơn, cả 2 trên thực tế có sự tiếp xúc vật lý với nhau.

Ngôi sao khổng lồ này được đặt tên là HR 5171 A [1] và được phát hiện nhờ máy đo giao thoa củakính thiên văn VLT tại ESO. VLT bao gồm 4 kính thiên văn đơn vị Unit Telescope với đường kính 8,2 m. Thêm vào đó, VLT còn có 4 kính thiên văn phụ di động khác với đường kính 1,8 m. Máy đo giao thoa về cơ bản cho phép kết hợp ánh sáng được thu nhận từ 4 kính thiên văn chính và 4 kính thiên văn phụ.

HR 5171 A [1] là ngôi sao lớn nhất trong một lớp sao rất hiếm gặp có tên sao vàng siêu khổng lồ(yellow hypergiant). Những ngôi sao này nhìn chung rất không ổn định và chúng cũng là những ngôi sao sáng nhất từng được biết đến. Đặc tính không ổn định của ngôi sao biểu lộ qua các hiện tượng vật lý, điển hình là sự phóng thích một lượng vật chất sao rất lớn khiến khí quyển của ngôi sao bị giãn nở.

HR 5171 A [1] có kích thước lớn hơn 50% so với ngôi sao đỏ khổng lồ Betelgeuse. Nằm cách Trái Đất 12.000 năm ánh sáng, HR 5171 A [1] có đường kính gấp 1300 lần so với Mặt Trời và sáng hơn gấp 1 triệu lần.


Mặc dù có kích thước rất lớn nhưng HR 5171 A [1] vẫn chưa phải là lớn nhất. Một ví dụ là ngôi sao đỏ khổng lồ UY Scuti - đây thật sự là một "con quái vật không gian" với đường kính gấp 1708 lần so với Mặt Trời. Có một điều cần lưu ý là kích thước của những ngôi sao khổng lồ này luôn có sai số đáng kể. Lý do là kích thước của chúng không thể đo bằng cách quan sát trực tiếp, thay vào đó chúng được suy ra từ việc đo độ sáng, nhiệt độ và khoảng cách.

Không chỉ kích thước và độ sáng lớn làm cho ngôi sao HR 5171 A [1] hiếm và đẹp như vậy. Liên quan đến đặc tính tự nhiên của ngôi sao, nhà thiên văn Olivier Chesneau tại đài quan sát Coote d'Azur, Nice, Pháp cho biết: "Những quan sát mới về ngôi sao này cũng cho thấy rằng nó có một người bạn đồng hành ở sát bên mình, đây là một điều rất ngạc nhiên. 2 ngôi sao ở gần nhau đến mức chúng dường như chạm vào nhau và cả hệ sao đôi tạo thành một hạt đậu khổng lồ trong vũ trụ."

Sự tồn tại của ngôi sao đồng hành cũng đã được xác nhận với các quan sát từ những đài thiên văn khác và dữ liệu quan sát gợi ý rằng ngôi sao nhỏ hơn bay hết một vòng quanh người hàng xóm to lớn của mình mất 1300 ngày.

HR 5171 A [1] trên thực tế đã được quan sát trong vòng 60 năm qua trước khi những hình ảnh từ máy đo giao thoa VLTI được công bố. Tuy nhiên, trước đây chưa ai biết được ngôi sao này to lớn như thế nào. HR 5171 A [1] cũng phát triển không ngừng trong suốt 40 năm và nó bắt đầu nguội hơn khi kích thước ngày một lớn. Những quan sát tiếp theo về sự thay đổi của ngôi sao sẽ mở ra những hiểu biết mới về sự phát triển của những ngôi sao khổng lồ như HR 5171 A [1].

Theo: ESO​, Tinhte

Nguyễn Toàn Trung

Welcome LCD10's technews website. LCD10 Community of Technology
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Select Menu