Máy tính

Điện thoại

Khoa học & Công nghệ

Thiết bị công nghệ

Portfolio

Cars Tech

» » Tại sao Facebook lại bỏ ra 3 tỉ đô cho Snapchat?

Even Spiegel (CEO kiêm nhà sáng lập Snapchat)

Tuần vừa qua, mạng xã hội Facebook đã đưa ra lời đề nghị không thể hấp dẫn hơn cho dịch vụ Snapchat khi họ muốn mua lại công ty này với giá 3 tỉ Mỹ kim. Snapchat là dịch vụ chia sẻ ảnhhoặc video với bạn bè cùng sử dụng được thành lập cách đây hai năm, nó cũng non trẻ tương tự như Instagram khi Facebook mua lại vào năm 2012, vậy đâu là lý do để Facebook phải bỏ ra 3 tỉ USD cho một công ty với 20 người như vậy? Và tại sao họ không nên đi tiếp trong thương vụ này?

Khi Facebook đưa ra lời đề nghị 3 tỉ USD cho Snapchat, dịch vụ này ban đầu đã từ chối, theo như thông tin mà Wall Street Journal cung cấp. Thậm chí, không riêng gì Facebook mà Google cũng muốn nhảy vào cuộc đua nhằm có được Snapchat và cái giá họ đưa ra 4 tỉ USD. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết hai ông lớn này định bỏ ra hàng tỉ đô cho một công ty mới khởi nghiệp như Snapchat bởi tính đến tháng 10 năm ngoái, Snapchat chưa có doanh thu và nó mới chỉ thành lập từ tháng 4 năm 2011 bởi hai sinh viên trường Stanford. Doanh thu chưa có, lượng người dùng Snapchat cũng khá khiêm tốn nếu so với con số 1,2 tỉ người dùng Facebook.

Câu trả lời đầu tiên đó là hình ảnh, yếu tố quyết định sự thành công của mạng xã hội. Đối với Snapchat, hình ảnh là điều kiện quyết định sự sống còn của dịch vụ, người dùng dịch vụ này chụp ảnh, thêm các hình vẽ, văn bản và gửi nó đi cho bạn bè trong danh sách. Cái hay của Snapchat đó là người dùng được quyền tùy biến nội dung tấm hình và xóa sạch dấu vết sau một khoảng thời gian ngắn chứ không lưu vĩnh viễn như Instagram hay Facebook. Ngoài ra, số lượng hình ảnh mà Snapchat xử lý mỗi ngày cũng nhiều gần bằng với Facebook.

Theo lời blogger Benedict Evans, Snapchat công bố họ xử lý mỗi ngày khoảng 350 triệu tấm hình (tính tới tháng 9 vừa rồi), số lượng tương đương với Facebook, con số này không tính 55 triệu hình mà Instagram xử lý mỗi ngày. Trước khi được Facebook mua lại năm 2012, Instagram chỉ xử lý khoảng 1/5 lượng ảnh mà họ xử lý ở thời điểm hiện tại. Điều đó cho thấy Facebook rất khôn khéo trong thương vụ này, họ mua lại Instagram không lâu sau khi dịch vụ này bùng nổ và trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Có lẽ Facebook hy vọng sự thành công tương tự khi đồng ý bỏ ra 3 tỉ USD cho Snapchat bây giờ, hãy tưởng tượng sau 3 năm, Snapchat sẽ lớn mạnh như nào so với thời điểm hiện tại.

Facebook rất có hứng thú với hình ảnh và sức mạnh của nó. Mạng xã hội này ra đời khi Mark Zuckerberg nghĩ tới việc đưa hình ảnh của những người bạn trong trường Harvard lên mạng trực tuyến. Yếu tố hình ảnh được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển vì thế Facebook hiện là một trong những dịch vụ chia sẻ hình ảnh hàng đầu của kỷ nguyên máy tính. Và họ cũng muốn làm điều tương tự trong kỷ nguyên di động, một kỷ nguyên mà sự thành công được quyết định bởi cả chụp hình lẫn chia sẻ hình. Bên cạnh đó, Snapchat còn rất phổ biến với giới trẻ, đối tượng mà Facebook đang nhắm tới.

Trên đây là những nguyên nhân để Facebook nên bỏ ra 3 tỉ USD cho Snapchat, vậy còn không nên thì sao? Khác với Flickr, Facebook hay Instagram, ảnh trên Snapchat không có ý nghĩa chia sẻ rộng rãi hoặc lưu giữ mãi mãi. Đổi lại, hình ảnh chỉ được chia sẻ với bạn bè trong danh sách và sẽ bị xóa đi sau một khoảng thời gian rất ngắn, giúp Snapchat đỡ bị lãng phí tài nguyên lưu trữ.

Ngoài ra, một trong những lý do mà giới trẻ dùng Snapchat là họ muốn tránh xa Facebook. Những người có bố mẹ hay người thân trong gia đình cũng sử dụng Facebook thì rõ ràng hầu hết không muốn chia sẻ hình ảnh trên đó. Snapchat là nơi lý tưởng và an toàn để họ làm điều đó một cách vui vẻ, thoải mái. Và nếu Facebook cố gắng thu lời từ Snapchat sau khi mua lại nó thì có thể họ đang phá hoại chính sản phẩm của mình.


Nguồn: Wired, Tinhte

Nguyễn Toàn Trung

Welcome LCD10's technews website. LCD10 Community of Technology
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Select Menu